Máy đào đang moi đất từ tầng dưới, cốt thép chờ để hoàn thiện dầm, cột Khi ấy, các tầng nổi cũng cho phép cùng xây lên cao đồng thời. Thời gian thi công sẽ nhanh hơn. Cố nhiên các cọc móng chịu lực phải khoan chung cho cả tầng hầm và tầng nổi từ trước đó. Trong công nghệ top-down, các tầng hầm được thi công bằng cách: Tường vây bằng hệ cọc barrette đóng sâu xung quanh nhà. Khi bắt đầu, người ta đào rãnh trên mặt đất, làm khuôn đúc dầm cho tầng hầm thứ nhất, sau đó đổ sàn bê tông “cốt 00”, lúc này người ta bỏ lại 1 diện tích hợp lý, sau này diện tích để lại sẽ là khu xây thang bộ, thang máy. Diện tích này đủ để đưa máy đào, xúc và xe chở đất xuống, máy đào, xúc sẽ moi dần đất lên, tránh chạm vào cột khoan nhồi móng. Lại nói các cột khoan nhồi móng này, người ta đã tính sẵn chiều cao các tầng hầm để đặt sẵn thép chờ, hoặc cấu trúc các “vai”, sau này sẽ cấu tạo dầm tầng hầm. Khi đào hết khối lượng đất, lộ ra không gian và toàn bộ các cột sàn hầm 1. Lúc này cần hoàn thiện cột, tường, theo tiêu chuẩn chịu lực. Công việc tiếp theo lại đúc “dầm sát đất” đào rãnh trên mặt đất, dùng ngay mặt đất để làm khuôn, và đổ tiếp sàn hầm 1… lại bỏ lại diện tích hợp lý để đưa máy xuống moi tiếp tầng 2. Cứ thế, mỗi “dầm sát đất” sau sẽ là dầm chịu lực khi đất được moi đi. Các sàn hầm được liên kết chắc với các cốt thép làm trụ đỡ chờ sẵn (nêu trên), và liên kết chắc với hệ tường vây. Việc hoàn thiện, trang trí, cũng như lắp đặt điện nước ở tầng hầm được tiến hành như các tầng nổi. Do yêu cầu thi công liên tục, phải tháo ván khuôn sớm để tiến hành đào đất thi công tiếp tục phần dưới, nên các kỹ sư dùng phụ gia để giúp bê tông đạt được cường độ trong thời gian ngắn, có thế đạt trên 90% cường độ thiết kế trong vòng 7 ngày. Khi thi công các tầng hầm bằng phương pháp top-down thường gặp nước ngầm gây khó khăn rất nhiều cho việc thi công, thông thường người ta phải hạ mực nước máy bơm. Máy đào ở đây là máy chuyên dùng loại nhỏ, máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ. Cốt thép của sàn và dầm được nối với tường nhờ khoan xuyên tường và lùa thép vào sau. Sau đó dùng vữa ximăng trộn với “keo” bơm xịt vào lỗ khoan đã đặt thép. Theo Hội xây dựng Việt Nam, một số ưu điểm của công nghệ top-down: là: Không cần diện tích đào móng lớn hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn độc lập. Cho phép đẩy nhanh tiến độ thi công, khi đang làm tầng hầm vẫn có thể đồng thời làm phần trên, tiết kiệm thời gian. Không phải chi phí cho hệ chống phụ. Hệ chống tạm thường rất phức tạp vướng không gian thi công và rất tốn kém, so với phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho chống đỡ 3 tầng hầm và vật tư neo giáo đỡ khá cao. Phương án thi công top-down giải quyết được vấn đề trượt mái đào, lún nứt...giảm ảnh hưởng xấu của thời tiết, cho dù khi thi công phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo vì ở dưới sâu thiếu ánh sáng. Theo Hội xây dựng Việt Nam, công nghệ này được áp dụng ở Việt Nam lần đầu tiên tại TP.HCM. Hàng chục công trình ở Hà Nội cũng tiếp tục áp dụng thành công.
CÔNG NGHỆ XÂY TẦNG HẦM TỪ TRÊN XUỐNG
Trong xây dựng dân dụng, khi cần “xây” tới 3 tầng hầm người ta không chỉ xây từ dưới tầng hầm thứ 3 trở lên, mà có thể xây dựng tấng hầm 1 trước, sau đó tiếp tục thi công từ trên xuống dưới, gọi là công nghệ top-down (từ trên xuống).